Bằng cách nào mà yến sào giúp cơ thể kháng virus?
“Nghiên cứu về Yến sào đã cho thấy tiềm năng của nó trong việc điều trị nhiễm virus cúm trên các tế bào Biểu mô thận. Tế bào – Madin-Darby Canine Kidney Epithelial (MDCK) của Madin-Darby. Yến sào cũng ngăn không cho hồng cầu người bị ngưng kết bởi virus cúm A (Haghani và cộng sự, 2016). Sau khi thủy phân với Pancreatin F, dịch chiết Yến sào có thể ức chế sự lây nhiễm của virus cúm gia cầm ở người. (Guo và cộng sự, 2006). Các hợp chất có hoạt tính sinh học như axit sialic và dẫn xuất thymol giúp yến có khả năng ức chế virus.
Điều thú vị là Yến sào không gây tác dụng phụ đối với tế bào MDCK và hồng cầu! Ngay cả ở nồng độ cao 4 mg / ml. Do đó, chiết xuất Yến sào thật sự có tiềm năng trong việc điều trị kháng virus hiệu quả và an toàn.
Mặt khác, chiết xuất Yến sào hoạt động như một tác nhân chống virus do các chất ức chế khác. Chúng có thể phối hợp cùng nhau tạo ra một phức hợp có chức năng kháng virus. Một nghiên cứu chỉ ra rằng axit N-acetylneuraminic –thành phần cốt lõi trong Yến sào, là chất điều chỉnh hoạt động kháng virus trong Yến sào. (Saengkrajang và cộng sự, 2013).”
Axit sialic hay còn gọi là N-acetyneuraminic axit. Đây là thành phần cấu tạo nên Ganglioside – phân tử tập trung nhiều ở đầu dây thần kinh. Chất này có chức năng dẫn truyền tín hiệu thần kinh, giúp cải thiện trí nhớ. Chúng hình thành não bộ ở trẻ, tăng cường hệ miễn dịch. N-acetyneuraminic axit có nhiều trong yến sào, trứng, phô mát.
Yến sào Long Phượng- trích dịch 1 phần trong báo cáo nghiên cứu khoa học đăng tạp chí Front. Pharmacol, ngày 19/04/2021
https://www.frontiersin.org/…/fphar.2021.626233/full
Copyright ©2022 all rights reserved by Yensaolongphuong.com